Cây cỏ ngọt (Stevia) là gì?
Cây cỏ hay cúc ngọt còn có tên khoa học là Stevia rebaudiana, đây là một loại cây bụi rậm thuộc họ Asteraceae, có nguồn gốc từ đến từ Bắc và Nam Mỹ. Ngày nay loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Loại cây này có kích thước khá nhỏ, chỉ cao khoảng 100cm, lá cây có hình mũi mác mọc đối xứng với nhau. Lá cây cỏ ngọt có răng cưa ở nửa phần trên.
Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, có phần tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa có chiều dài từ 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt). Lá cây là nơi tập trung khá nhiều glycoside – một hoạt chất tạo ngọt tự nhiên, chất này có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía.
Cây cỏ ngọt mọc hoang ở Paraguay và được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990.
Cây cỏ ngọt có tác dụng gì?
Hỗ trợ cho người bị bệnh tiểu đường
Cây cỏ ngọt có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo những nghiên cứu từ National Library of Medicine – Thư viện y học quốc gia Mĩ, thì lượng tiêu thụ chất tạo ngọt có trong loại cây này giúp lượng đường trong máu rất giảm nhiều hơn so với nhóm tiêu thụ tinh bột.
Ngoài ra thì những chiết xuất từ cây cỏ ngọt có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1C đáng kể.
Phù hợp cung cấp đường cho phụ nữ mang thai
Trong cỏ ngọt có chứa hợp chất Glycoside steviol , đây là một chất đã được chứng minh là chất tạo ngọt an toàn đối với phụ nữ mang thai vì Glycoside steviol hoàn toàn không gây ra tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu cũng như chức năng sinh sản của mẹ bầu.
Chính vì sự an toàn trên, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm có chứa glycoside steviol được FDA công nhận và sử dụng ở mức độ vừa phải để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con nhé!
Kiểm soát lượng đường tiêu thụ ở trẻ em
Trẻ em là một trong những đối tượng tiêu thụ nhiều đồ ngọt nhất. Theo những đánh giá từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chính vì lý do trên, việc cân bằng lượng đường ở trẻ em càng sớm càng tốt là điều rất đáng để quan tâm.
Cây cỏ ngọt có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế, phụ huynh nên lựa chọn thực phẩm được làm từ cây cỏ ngọt, kết hợp với việc kiểm soát lượng ăn hằng ngày để ngăn ngừa các vấn đề thừa cân cho con nhé!
Tác dụng phụ của cây cỏ ngọt:
Mặc dù là một loại thực phẩm tốt và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên cây cỏ ngọt vẫn có một số những tác dụng phụ mà bạn cần phải lưu ý như sau:
Cây cỏ ngọt có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do chứa hàm lượng ít calo nên lượng đường trong cây cỏ ngọt có thể gây ra tình trạng tiêu thụ nhiều calo hơn, dẫn đến tăng cân.
Có thể gây ra một số bất lợi đối với thuốc điều trị của bệnh nhân tiểu đường. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng cây cỏ đường nhé.
Các sản phẩm từ cây cỏ ngọt có chứa cồn đường, có thể gây ra triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy đối với những người nhạy cảm với rượu đường.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cỏ ngọt
Cũng giống như những loại dược liệu khác, khi sử dụng các dược liệu được bào chế từ cỏ ngọt thì bạn nên sử dụng với một hàm lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này nếu không sẽ mang đến những tác dụng phụ không đáng có.
Dưới đây là chi tiết một số lưu ý khi dùng cỏ ngọt:
Không được phép tự ý kết hợp cỏ ngọt với các loại thuốc Tây hay các loại dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn.
Dù là một loại dược liệu lành tính, tuy nhiên người bệnh không nên dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, cần phải nghe theo lời khuyên của người có chuyên môn, không được tự ý sử dụng
Để đảm bảo hiệu quả của cỏ ngọt, nên dùng đồ bằng sứ để đun thuốc. Không nên đun, sắc thuốc bằng những dụng cụ bằng kim loại.
Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để quá trình chữa bệnh có được kết quả tốt nhất.
Cách Chăm Sóc Cây Cỏ Ngọt (Stevia):
Chăm sóc sau thu hoạch:
Ngay sau khi thu hoạch cần phun thuốc trừ nấm ngay vì nếu không nấm sẽ tấn công vào cây qua những vết cắt mà khi thu hoạch ta để lại, vì vậy phun thuốc nấm sẽ giúp tăng khả năng đề kháng của cây được tăng cường cây khỏe mạnh không bị chết.
Sau khi thu hoạch cần làm cỏ tưới nước, sau làm cỏ bón phân với lượng như phân bón thúc đầu tiên và bón sau khi thu hoạch 3 – 5 ngày. Khi bón phân ta có thể hòa vào nước tưới hoặc rắc đều lên mặt luống rồi tưới nước ẩm cho đất.
Chăm sóc hàng năm:
Vụ đông ở miền Bắc nhiệt độ xuống thấp kết hợp với khí hậu hanh khô nên cỏ ngọt phát triển chậm, cần tiến hành cắt tỉa các cành nhỏ, cành yếu trên thân chính của cây tạo cho cây một bộ khung khỏe trong vụ đông.
Thường xuyên tưới ẩm cho đất đảm bảo độ ẩm đất tối thiểu luôn duy trì ở độ ẩm 60 – 65%.
Cung cấp thêm phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, màu mỡ, giữ ẩm tốt.
Một số lưu ý khi bấm ngọn tạo tán cho cây:
1, Dùng kéo đã khử trùng để bấm ngọn.
2, Ngay khi cây đã bén rễ, hồi xanh, và có hiện tượng bấm các nách mầm mới.
3, Bấm ngọn đúng cách không tạo vết thương cơ giới, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cỏ ngọt.