Xạ Hương (Thyme) là gì?
Cỏ xạ hương gồm 3 thành phần quan trọng là: Thymol, Carvacrol và Eugenol. Trong đó, Thymol nổi tiếng hơn cả vì nó được sử dụng trong nước súc miệng Listerine vì tính chất kháng khuẩn và chống nấm mạnh.
Công dụng của Xạ Hương
Cỏ xạ hương hay còn gọi là thyme có công dụng hữu ích đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Tinh dầu cỏ xạ hương thường được dùng để trị ho thông thường. Theo một nghiên cứu, cỏ xạ hương kết hợp với lá thường xuân giúp ngăn ngừa đau họng và các triệu chứng khác của viêm phế quản cấp.
Hạ huyết áp và cholesterol
Chiết xuất từ cỏ xạ hương có khả năng giúp giảm nhịp tim khi bị huyết áp cao cũng như làm giảm mức cholesterol có trong máu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hãy hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp trước khi dùng loại thảo dược này để điều trị huyết áp cao để nhanh chóng đạt hiệu quả nhé.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cơ thể cần được bổ sung nhiều vitamin mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Trong cỏ xạ hương có chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A, vì vậy sẽ giúp bạn vượt qua cơn cảm lạnh. Bên cạnh đó, sử dụng cỏ xạ hương còn có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: Đồng, chất xơ, sắt và mangan, đây là những chất rất tốt cho sức khỏe.
Xua đuổi côn trùng trong nhà
Thành phần thymol trong cỏ xạ hương thường có trong các loại thuốc trừ sâu, được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và virus, cũng như chuột và các động vật gây hại khác. Theo một nghiên cứu, chiết xuất cỏ xạ hương có thể xua đuổi muỗi.
Vì vậy, để muỗi không bay vào nhà, bạn có thể trồng cỏ xạ hương ngoài vườn, đồng thời sử dụng tinh dầu thảo dược này trong nhà. Tinh dầu cỏ xạ hương thường dùng cho mục đích điều trị bằng hương thơm vì nó có chứa hoạt chất carvacrol.
Giúp cải thiện tâm trạng
Carvacrol có trong cỏ xạ hương khả năng kích thích hormone hạnh phúc của não. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên sử dụng cỏ xạ hương, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc và lạc quan.
Cách chăm sóc Xạ Hương (Thyme):
- Cây xạ hương có nhu cầu nước tưới vừa phải. Đất trồng xạ hương nên trộn với các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc phân trùn quế.
- Đồng thời, đât cũng là loài cây không ưa sự màu mỡ. Vậy nên bạn không cần thiết phải bón các loại phân khác cho cây.
- Cây xạ hương phát triển nhất là thời điểm mùa Xuân và mùa Đông.
Phòng bệnh hay gặp ở cây Xạ Hương:
- Cây cỏ xạ hương khi được gieo trồng xong, ở giai đoạn cây tốt tươi nhiều nhánh nên để ý bệnh sâu lá, thối rễ, nhện đỏ.
- Để phòng bệnh cho cây cần tăng lượng chất dinh dưỡng.
- Đối với bệnh sâu lá xuất hiện ở trong giai đoạn đầu thời kỳ ra hoa. Bạn có thể dùng các chất bảo vệ thực vật pha theo tỷ lệ hướng dẫn để phòng trị bệnh.