Cách Chăm Sóc Cây Tùng Thơm Ở Xứ Nóng

Cách chăm sóc cây tùng thơm ở xứ nóng như Sài Gòn sống tốt quanh năm và cùng Jun Garden tham khảo các dấu hiệu cây héo và hướng dẫn cứu chữa cho cây nghen.

Cây Tùng Thơm có tên khoa học là Cupressus macrocarpa. Cây có màu sắc tươi tắn, bắt mắt cùng hương thơm dịu dàng không chỉ giúp thư thái, sảng khoái tinh thần mà còn có tác dụng đuổi muỗi và các loại côn trùng khác.

Đặt một chậu cây Tùng Thơm trên bàn làm việc, bàn học hay cửa sổ sẽ mang đến cảm giác thư thái và tập trung cho những người xung quanh. Hương thơm đặc trưng của cây còn giúp làm tăng sự minh mẫn, hưng phấn và sự tỉnh táo khi học tập hoặc làm việc.

Đây là một loài cây phổ biến được trang trí nhiều trong các dịp lễ Giáng Sinh.

Cây tùng thơm bonsai Jun Garden
Cây tùng thơm bonsai Jun Garden

Cách Chăm Sóc Cây Tùng Thơm

Vị Trí Trồng Cây Tùng Thơm

Cây tùng thơm trồng trong nhà được không? Đây là câu hỏi Jun Garden thường gặp khi tư vấn cho khách. Hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi trên nhé.

  • Cây có thể sống trong nhiều điều kiện như trong bóng và ngoài trời sáng. Nhưng để cây có màu đẹp hơn thì cần đưa cây ra ngoài phơi nắng mỗi ngày. Hoặc đặt cây ở vị trí có khoảng 2-3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
  • Các văn phòng có cửa sổ kính to hoàn toàn có thể trồng được tùng thơm. 
  • Nếu bạn đặt cây trong phòng điều hòa thì cần đảm bảo nhiệt độ bên ngoài và trong phòng không chênh lệch nhau quá 10 độ C thì mới nên đưa cây ra bên ngoài để tránh tình trạng sốc nhiệt.
  • Cây cần phải được đặt ở vị trí thoáng khí, nhiều gió càng tốt.

Giá thể – Đất

  • Tùng thơm cần phải được trồng trong giá thể thoát nước tốt. 
  • Bạn có thể sử dụng thẳng công thức giá thể: 3 đất thịt : 3 trấu : 3 mùn dừa : 1 phân hữu cơ (+ perlite nếu có). Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể trộn nửa đất thịt, nửa cát, thêm ít phân bón.
  • Tùng thơm thật sự không khó tính về chuyện thành phần giá thể, miễn là thoát nước tốt là được.

Tưới nước

  • Tùng thơm là cây chịu hạn tốt, không ưa ẩm vì vậy em nó không cần phải được tưới nước hàng ngày. 
  • Cây mới trồng cần được tưới đều đặn 2 – 3 lần/ 1 tuần. 
  • Sau năm đầu tiên cây sống khỏe thì cứ đất mặt khô (2-3cm) mới cần phải tưới. 
  • Tuy nhiên mùa hè ở Việt Nam quá nóng khiến nước bay hơi nhanh nên sẽ cần phải tưới cây hàng ngày nếu trồng ở ngoài trời.
  • Chú ý không dùng bình xịt lên lá mà chỉ tưới đẫm vào gốc thôi. Việc tưới lên lá thường xuyên có thể dẫn tới ẩm lá nấm bệnh. 

Phân bón

  • Tùng thơm thuộc loại tốc độ lớn trung bình. Do sống trong giá thể cằn nên việc bổ sung phân bón định kỳ là cần thiết. 
  • Tần suất hợp lý là 1 tháng/1 lần. 
  • Có thể dùng phân hữu cơ dạng viên rải quanh chậu hoặc phân bón dạng nước tưới gốc.

Phòng Bệnh và Cắt Tỉa

  • Để phòng nấm thì có thể ngâm nước vôi trong và phun định kỳ 1-2 tháng/ lần.
  • Tùng thơm chống chọi sâu thì tốt nhưng nấm thì không vì vậy luôn luôn phải giữ cây ở tình trạng thoáng khí. 
  • Tưới quá tay (đất chưa khô đã tưới) có thể dẫn đến cây bị nấm (đốm nâu xuất hiện nhiều trên lá). Khi cây đã bị nấm rồi thì cần phải tỉa bớt lá đi cho thoáng và phun thuốc trị bệnh. 
  •  Luôn luôn nên tỉa thoáng gốc của tùng thơm do em nó khá nhạy cảm với việc gốc bị ẩm thấp, dễ gây bệnh. 
  • Việc tỉa thoáng gốc và tán cũng là việc cần thiết phải làm nếu bạn đang có một em tùng bị bệnh.

CÁC DẤU HIỆU VÀ CÁCH CỨU CÂY TÙNG THƠM BỊ HÉO, BỊ VÀNG LÁ, BỊ NẪM

Cây Tùng Thơm Bị Vàng Lá, Tùng Thơm Bị Héo

Dấu hiệu cây tùng thơm bị vàng lá, nâu lá, héo lá thì có nhiều nguyên nhân: thiếu nước, thiếu nắng, thiếu chất, thừa ẩm mà cây quá rậm rạp hoặc bị nấm

Cách Cứu Cây Tùng Thơm: 

Nếu cây tùng thơm của bạn bị vàng lá thì điều đầu tiên nên làm là tỉa thoáng gốc, tỉa hết lá vàng đi và kiểm tra lại xem bạn có vi phạm bất kỳ điều kiện đã nêu ở trên không.

  •  Thiếu nước: đầu lá héo, mất màu, tùng thơm chịu hạn chứ không có cây nào ưa hạn hết nên đã tưới thì phải tưới đẫm gốc, tưới ít theo kiểu tưới được 1 cốc nước con con thì đừng hỏi tại sao lá lại héo nha
  •  Thiếu nắng: Xem lại mục 2, đừng sợ cây cháy lá. Kể cả sau khi đã tỉa hết mớ lá hòng đi mà cây vẫn tiếp tục xuất hiện đốm nâu thì cũng cứ kệ nó. Cây cối cần thời gian để phục hồi tự nhiên. Khi nào cây ra lá mới thì tự khắc phần đốm héo sẽ rụng. Chỉ tỉa 1 lần. Tỉa liên tục có thể dẫn đến cây không phục hồi lại được nữa.
  • Thiếu chất: bổ sung Magie cho đất bằng cách bón vôi nông nghiệp hoặc muối Epsom nông nghiệp.
  • Thừa ẩm mà cây quá rậm rạp: nhiều đốm nâu ở lá cả ngoài mặt và phía trong tán > tỉa bớt tán cho thoáng và ngưng tưới vài hôm đến khi đất thật khô mới tưới lại, chuyển cây ra vị trí nhiều nắng gió.

Cây Tùng Thơm Bị Nấm

Nấm sẽ ăn từ trong thân ra nên khó phát hiện. Thân sẽ bị thâm nâu trước rồi ăn dần ra đến lá 

Cách Cứu Cây Tùng Thơm Bị Nấm

Tỉa thoáng cây và mua trị nấm Nano về phun đẫm cây theo hướng dẫn, để cây ở nơi nhiều nắng, thoáng gió. 

 

Hy vọng với kinh nghiệm trồng cây tùng thơm ở trên, bạn sẽ hiểu được đặc tính và biết cách chăm sóc cây nhé

Xem thêm nhiều hướng dẫn chăm sóc cây thảo mộc của Jun Garden ở website này nhé

Cây Tùng Thơm

 

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon