Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Thảo Mộc Và Gia Vị Âu Sau Khi Mua Về

Cảm ơn bạn đã đặt cây tại Jun Garden.

Mình tin rằng bạn là Người làm vườn tận tuỵ với mong muốn mà xanh của cây mang lại năng lượng tích cực cho cuộc sống.

Jun Garden thân gửi bạn một ít kinh nghiệm nhỏ để bạn chăm sóc các cây thảo mộc từ vườn về nhà bạn luôn xanh tốt.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY THẢO MỘC (GIA VỊ) SAU KHI MUA VỀ

 

  • Cây mới về có thể bị thiếu nước trong quá trình vận chuyển, bạn nên tưới cây sau đó để ở chỗ mát, có ánh sáng, để cây thích nghi dần với môi trường mới, qua ngày hôm sau thì đưa cây ra chỗ có nắng sớm.
  • Trong 1-2 ngày đầu cần quan sát cây khoảng lúc 11h-14h xem cây nếu được tưới đủ nước (đất bề mặt còn ẩm) nhưng có hiện tượng ủ rũ, lá không cứng cáp thì có thể do cây không chịu được cường độ nắng gắt tại nơi đó, cần bố trí cho cây vào chỗ mát hơn tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào cây.
  • Nên thay chậu mới cho cây thảo mộc trong tuần lễ đầu tiên sau khi mua về, vì bầu đất từ vườn ươm gần như đã chật chỗ cho cây phát triển. Khi sang chậu to cho cây, chỉ cần nhấc nguyên bầu đất cũ cho vào chậu mới là xong, tránh làm hỏng bầu đất của cây.

CHĂM SÓC CÂY THẢO MỘC HÀNG NGÀY

Nắng và vị trí trồng cây

  • Để cây ở nơi có nắng 3-4 tiếng trở lên, tuy nhiên nếu nắng gắt quá thì cần quan sát xem cây có dấu hiệu sốc nhiệt hay không thì mang vào chỗ ít nắng hơn.
  • Nên trồng cây trong vườn hoặc ban công nơi thoáng gió, mát mẻ, tránh nơi có nhiệt độ quá cao (quá nóng). Không nên để cây trong nhà, nơi quá tối, không có nắng nhiều liên tục. Trừ khi nhà bạn có cửa sổ to, đón nắng đón gió tốt.
  •  Khi có đủ nắng, thân cành sẽ nhanh hóa gỗ, cứng cáp, đốt lá mọc dày. Cây thiếu nắng cành nhánh sẽ xanh non,  nhỏ và mềm yếu, đốt lá thưa.
  • Nên kê cao chậu trên gạch, giá, hoặc để trên nền đất, không nên để chậu trực tiếp trên bề mặt bê tông, gạch men, đĩa đựng. 

Tưới nước

  • Tùy vào vị trí đặt cây, kích thước chậu trồng mà quyết định lượng tưới ít hay nhiều. Cần kiểm tra độ ẩm đất bằng cách cho 1-2 đốt ngón tay vào bầu đất nếu thấy lòng đất hơi khô hoặc ẩm ít thì nên tưới, tránh tưới nước liên tục.
  • Khi tưới cần tưới đẫm cho tới khi nước chảy thoát ra ở đáy chậu. Không tưới kiểu phun sương lên lá cây vì sẽ không đủ nước và dễ gây nấm lá.
  • Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh lúc nắng gắt khiến cây sốc nhiệt hay lúc tối muộn khiến dễ sinh nấm bệnh. Nếu bất khả kháng cần tưới nước vào những khung giờ này thì chỉ cần tưới vừa đủ nước vào gốc cây, không tưới lên lá.
  • Hạn chế để cây dưới mưa, dễ khiến cây bị úng nước, thối rễ, vàng lá, dập yếu

Đất trồng/ Giá thể

Đất trồng cây thảo mộc phải tơi xốp, thoát nước tốt. Không nên dùng loại đất giữ nước như phù sa/ tribat,.. để trồng cây. Đất phù hợp nhất là đất cát miền đồi núi, đất đỏ badan vì loại đất này không ngậm nước, bết dính như đất phù sa/tribat

  • Trộn giá thể thật tơi xốp thoát nước tốt. Bao gồn các thành phần: 35% đất thịt (hoặc đất sạch trồng rau bán tại các tiệm cây cảnh); 35% mụn dừa đã qua xử lý (hoặc tro trấu); 20% phân trùn quế (hoặc phân bò); 10% đá perlite (hoặc đá pumice, vỏ trấu), phòng nấm Tricoderma. Có thể thay đổi tăng giảm lượng chất làm tơi xốp tuỳ theo độ tơi xốp sẵn của đất thịt bạn mua.
  • Giá thể chuẩn trồng cây gia vị là khi bạn tưới nước vào thấy nước rút nhanh trong vòng 60s chảy ra dưới đáy chậu thì giá thể đạt độ tơi xốp. Nếu chưa đạt, bạn trộn thêm mụn dừa hoặc vỏ trấu / đá perlite.
  • Nên dùng chậu có đường kính lớn hơn chậu cũ khoảng 2-5cm để cây có thêm không gian để phát triển bộ rễ. Chậu có lỗ thoát nước ở đáy để tránh đọng nước gây úng cây.

Cắt tỉa cây thảo mộc

  • Định kỳ ngắt đọt hoặc tỉa cành cây để kích thích cây phát triển thêm nhánh
  • Bên cạnh đó, nên cắt tỉa bớt cành nhánh, mầm con gần gốc và bứt bớt lá thân gốc cho thoáng, tránh nấm bệnh hại cây.
  • Nhưng lưu ý KHÔNG cắt quá một phần ba số cành lá của cây, và cắt ở ngay phía trên cuống lá

THAY CHẬU CHO CÂY

PHÒNG BỆNH VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY THẢO MỘC

Bón phân cho cây

Ưu tiên bón các loại phân hữu cơ an toàn, phân trùn quế, bò, dê (bón gốc) hoặc phân nở hữu cơ (tuân thủ thời gian cách ly theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất nếu có).

Jun Garden có bán sản phẩm phân bón hữu cơ tự ủ từ dịch chuối trứng sữa, Jun sử dụng cho cây tại vườn luôn.

Lợi ích: Giúp cây rau ăn lá và các loại cây gia vị sẽ phát triển đồng đều và hài hoà thân, cành, lá. Giữ đúng chuẩn hương vị của từng loại rau và cây gia vị. Rau và cây gia vị sẽ có mùi thơm hơn và đậm vị hơn.

– Không cần cách ly bón phân khi thu hoạch.

Mọi người tham khảo sản phẩm Phân Bón Hữu Cơ tại đây nha:

Phân Bón Hữu Cơ: Phân Bón Thảo Mộc, Cây Gia Vị

Phòng Bệnh Cho Cây

Đề phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc gốc vi sinh hoặc thảo mộc như: dung dịch tỏi, dầu neem, chế phẩm đối kháng tricodema, tinh dầu hữu cơ phòng trừ sâu bệnh,… Phun định kỳ 7-15 ngày/lần để phòng bệnh tăng sức đề kháng cho cây, không nên để cây bệnh rồi mới phun thuốc.

Tinh Dầu Hữu Cơ: Diệt Côn Trùng, Bảo Vệ Cây

 

Ngoài các vấn đề trên, trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ zalo 0393 688 954 của vườn kèm hình ảnh / video clip tình trạng cây để được hỗ trợ nhé.

Chúc các bạn có thật nhiều niềm vui bên khu vườn thảo mộc của mình.

Mời bạn tham khảo thêm:

phone-icon
facebook-icon
zalo-icon